Ai cũng cần phải học cách đối diện với thực tại luôn thay đổi
không ngừng.
Giữa thời đại công nghệ phát triển như vũ bão, bất kể là một
tổ chức phi lợi nhuận, công ty bán hàng, hay thậm chí bộ máy nhà nước, người đứng
đầu phải luôn đổi mới và sáng tạo để phù hợp với sự bất biến trong cuộc sống.
Có một thực tế, sự sáng tạo không tồn tại bất kì con đường
rõ ràng nào dẫn đến nó. Mỗi chúng ta luôn có hướng đi cho riêng mình. Không phải
cứ người kia đã thành công với cách làm đó, thì bạn có thể áp dụng giống hệt
vào trường hợp của mình. Cách tốt nhất ở đây là bạn nên tổng hợp, tham khảo nhiều
ý kiến nhất có thể để chắt lọc và đưa ra được lựa chọn phù hợp cho vấn đề đang
vấp phải.
Bên dưới là những chia sẻ giúp bạn có được sự đổi mới và
sáng tạo trong phong cách làm việc.
1. Thành công thường mang đến thất bại
Điều đầu tiên, vị trí manager (người quản lý) không có trách
nhiệm trong việc sáng tạo ra cái mới. Họ chỉ có trách nhiệm quản lý bộ máy vận
hành sao cho thật trơn tru, ổn định, và hiệu quả. Tuy nhiên, có một vấn đề mà
những người làm quản lý cần lưu tâm, là sự ổn định và sáng tạo thường tỉ lệ nghịch
với nhau. Vận hành bộ máy tổ chức, hay tiến trình dự án cần phải đạt được sự thống
nhất và lường trước những sự việc không may xảy ra. Muốn sáng tạo ta cần trải
nghiệm rất nhiều, cần phải thử qua hàng ngàn cách thất bại khác nhau, thì mới
có thể đi đến được quyết định cuối cùng.
Và đây chính là mấu chốt giải thích tại sao càng thành công
lại càng có nguy cơ thất bại. Khi công ty của bạn càng ngày càng phát triển, nó
dường như đã đi vào một guồng quay hiệu quả nhất định. Lúc đấy, sẽ rất khó đáp ứng
được các yếu tố luôn thay đổi không ngừng từ hoàn cảnh bên ngoài.
Minh họa: Daniel
Haire
Thế nên, hãy tìm cho mình sự cân bằng thích hợp để có thể
luôn trong tâm thế sẵn sàng phá cách và đột phá, nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định
để phát triển lâu dài, bền vững.
2. Thử nghiệm trên đúng đối tượng
Đừng quá vội vàng đưa ra những sản phẩm hay thử nghiệm mới,
vì như vậy sẽ rất rủi ro. Một phát minh tầm cỡ, mang tính cách mạng sẽ khó mà dự
đoán trước được.
Minh họa: Daniel
Haire
Không có bất kỳ phát minh kỳ diệu nào đến từ một sự kiện đơn
lẻ duy nhất. Qua hàng chục năm tìm tòi, nghiên cứu, phát triển, một ý tưởng tuyệt
vời mới trở thành hiện thực.
Khi muốn thử nghiệm thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, độc đáo, hãy
tìm đến các đối tượng hiện đang rất cần đến nó, đến nỗi họ chấp nhận bỏ qua những
khiếm khuyết, hạn chế lúc ban đầu. Họ sẽ giúp bạn dần hoàn thiện và cải tiến ý
tưởng hơn, sau đó áp dụng cho cộng đồng vẫn không muộn.
Lấy ví dụ việc phát triển xe tự lái trong thực tế tồn tại rất
nhiều rủi ro, và tai nạn mà bạn không thể nào kiểm soát được hết. Nhưng đối với
khu vực phía Tây nước Úc thì điều nãy rất khả thi, khi tình hình giao thông ở
khu vực này không mấy phức tạp.
3. Cái gì khó thì làm trước
Khi nghe người khác trình bày các ý tưởng, thoạt đầu bạn sẽ
thấy chúng có vẻ đột phá, sáng tạo, nhưng lúc bình tâm và tìm hiểu cặn kẽ thì
dường như các ý tưởng đó không khả thi chút nào.
Đừng lầm tưởng sáng tạo là phát minh ra những ý tưởng mới lạ,
mà là làm sao giải quyết được các vấn đề hiện tại một cách thực tiễn nhất.
Nhiều người nghĩ rằng họ không sáng tạo là vì họ không nghĩ
ra được cái gì mới mẻ, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm, họ chỉ không gắn bó đến
cùng với một vấn đề nan giải cho đến khi nó được giải quyết triệt để.
Ở Google X, phòng thí nghiệm sản sinh ra những ý tưởng cực
kì điên rồ, có một có một câu thần chú là #MonkeyFirst. Tức là nếu bạn muốn có
một con khỉ đứng trên bệ đọc làu làu một vở kịch của Shakespeare, thì việc đầu
tiên cần làm là tìm cách dạy cho con khỉ đó học thuộc lòng vở kịch trước, chứ
không phải việc xây một cái bệ. Đào tạo được con khỉ mới là việc khó khăn nhất,
còn việc xây cái bệ kia chỉ là chuyện nhỏ.
Vấn đề của hầu hết mọi người là cứ nhắm vô việc xây cái bệ
trước hết, bởi vì đó là việc họ quen thuộc và có thể làm được. Nhưng nếu không
đào tạo được chú khỉ như trên, thì việc xây cái bệ chỉ làm tốn thời gian và
công sức.
4. Đôi khi mọi người chưa sẵn sàng
Khi Alexander Fleming lần đầu khám phá loại thuốc kháng
sinh, không một ai quan tâm đến. Còn Xerox làm ra được chiếc máy tính đầu tiên,
chính hãng cũng không ngờ nó là nền tảng cho những chiếc Macbook hiện nay. Khi
Jim Allison đưa ra ý tưởng về giải pháp trị liệu trong ung thư miễn dịch
(cancer immunotherapy), không một ai đầu tư cho ông.
Minh họa: Daniel
Haire
Chúng ta luôn cứ nghĩ, những ý tưởng xuất chúng thường rất lớn
lao hay to tát, nhưng thực tế bạn thường bỏ những thứ rất đỗi “bình thường” như
thế đấy. Một ý tưởng phải trải qua rất nhiều giai đoạn, từ lúc kêu gọi vốn hỗ
trợ, thực tiễn được trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, và kết hợp với nhiều ý tưởng
khác nhau trước khi thực sự lan tỏa được sự ảnh hưởng đến cộng đồng.
Nhưng hình như không có ai nói cho bạn biết điều đó. Hãy xem
lúc Steve Jobs hoặc Elon Musk, họ đứng phía trên sân khấu trình bày một ý tưởng
mang tính cách mạng nào đó cho đại chúng, và mọi người nhiệt liệt tung hô họ
như những anh hùng. Nên nhớ rằng, không có bất kỳ một phát minh kỳ diệu nào đến
từ một sự kiện đơn lẻ duy nhất. Qua hàng chục năm tìm tòi, nghiên cứu, phát triển,
một ý tưởng tuyệt vời mới có thể thành hiện thực.
Người dịch: Đông Đông - iDesign
Nguồn: DigitalTonto
Minh họa: Daniel Haire
POLYART - TRAINING ART DESIGN