Hôm nay, Thứ Bảy ngày 21 tháng 9 năm 2024
Thứ Hai, 29/07/2019 - 19:15:19
(824 lượt xem)
10 Nhà Điêu Khắc Vĩ Đại Đã Thay Đổi Lịch Sử Nghệ Thuật Thế Giới

Rodin, Michelangelo, Donatello - những người có tầm nhìn sâu rộng qua các tác phẩm điêu khắc vĩ đại nhất trong lịch sử nghệ thuật. Các nhà điêu khắc là những thiên tài sáng tạo, họ đưa tác phẩm nghệ thuật vào cuộc sống bởi đôi tay khéo léo và sức thẩm mỹ tuyệt đỉnh của mình. Các tác phẩm điêu khắc mang đến một sức mạnh ngự trị của vẻ đẹp, dù là đục bằng đá cẩm thạch hay đúc bằng đồng…

Xuyên suốt lịch sử, những nhà điêu khắc nổi tiếng chưa bao giờ bị lãng quên, bởi lẽ họ được đánh giá cao về khả năng tạo ra những tác phẩm trường tồn với thời gian. Bất kể phong cách của họ là gì, chúng tôi đã tập hợp một bộ sưu tập các nhà điêu khắc vĩ đại, người đã tạo ra những tác phẩm nghệ thuật có tầm ảnh hưởng trong lịch sử mỹ thuật thế giới.

Từ người Hy Lạp cổ đại đến những người theo chủ nghĩa hiện đại thế kỷ 20, bài viết về 10 nhà điêu khắc nổi tiếng này là từng mốc thời gian của sự phát triển nghệ thuật phương Tây. Nếu không có sự đóng góp của họ, văn hóa mỹ thuật ngày nay sẽ khó có thể đạt được những thành tựu nhất định.


1. Praxiteles (sống vào thế kỷ thứ 4 TCN)

Tác phẩm “Aphrodite of Knidos” bằng đá hoa cương, bản sao La Mã từ bản gốc Hy Lạp của 
Praxiteles - thế kỷ thứ 4 TCN. Ảnh: Museo Nazionale Romano di Palazzo Altemps

Một trong những điều khó khăn để tìm hiểu về các nhà điêu khắc vĩ đại của Hy Lạp cổ đại là khoảng cách thời gian quá lớn. Nhờ các họa sĩ như Pliny the Elder hay Vitruvius, mà chúng ta biết đến Praxiteles như một nhà điêu khắc Hy Lạp lỗi lạc thời cổ đại. Tuy không có bức tượng gốc nào của ông còn tồn tại, nhưng chúng ta đã may mắn được chiêm ngưỡng các tác phẩm của ông nhờ bản sao La Mã. “Aphrodite của Knidos” là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và là ví dụ đầu tiên về một nhân vật nữ được mô tả nude toàn diện. Tác phẩm này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến cách mô tả hình dạng phụ nữ trong điêu khắc nhiều thế kỷ tới.

2. Donatello (1386 - 1466)

Tác phẩm “Penitent Magdalene” của Donatello. Ảnh: Divot

Nhà điêu khắc người Ý Donatello là người tiên phong trong việc thúc đẩy nghệ thuật và văn hóa thời Phục hưng Ý. Ông chủ yếu làm việc ở Florence, phần lớn tác phẩm của ông vẫn có thể được tìm thấy trong thành phố ngày nay. 

Bức tượng “David” bằng đồng của ông là dấu ấn về sự thay đổi đáng kể trong nghệ thuật, vì đây là bức tranh khỏa thân tự do đầu tiên kể từ thời cổ đại và đánh dấu sự khởi đầu của nghệ thuật điêu khắc thời Phục hưng. Chủ nghĩa hiện thực đáng kinh ngạc trong tác phẩm “Penitent Magdalene” bằng gỗ cho thấy Donatello đã có những bước đi khá xa so với thời đại.

3. Michelangelo (1475 - 1564)

Tác phẩm “David” của Michelangelo. Ảnh: Stock Photos từ Marta Pons Moreta/Shutterstock

Michelangelo là một cái tên gắn liền với những tuyệt tác bích họa về trần nhà nguyện Sistine, nhưng ông còn được biết đến như một nhà điêu khắc vĩ đại của thế giới. Ông luôn tin rằng mỗi khối đá cẩm thạch đều ẩn chứa bên trong một tác phẩm nghệ thuật đang chờ đợi được khai phá. Tác phẩm “David” vẫn luôn là một biểu tượng tiêu biểu thời kỳ Phục hưng Ý và tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ nghệ sĩ sau này. Là một nghệ sĩ tâm huyết, cả quãng đời Michelangelo luôn cống hiến hết mình cho công việc cho đến khi ông qua đời ở tuổi 88.

4. Gianlorenzo Bernini (1598 - 1680)

Tác phẩm “Pluto and Persephone” bởi Bernini. Ảnh: Stock Photos từ wjarek/Shutterstock

Có lẽ không có nghệ sĩ nào gắn kết với kỷ nguyên Baroque nhiều như Gianlorenzo Bernini, người đã có sự nghiệp ấn tượng kéo dài gần 70 năm. Từ thuở thiếu niên ông đã là thần đồng trong lĩnh vực nghệ thuật, Bernini đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc bằng đá cẩm thạch quy mô lớn. Sau đó, ông đã trở thành kiến ​​trúc sư của Thánh đường Thánh Peter theo bước chân của Michelangelo, nơi ông đã tạo ra quảng trường và tượng đài của Basilica, cũng như mái vòm bằng đồng ở trung tâm. Là một bậc thầy về chất liệu, Bernini được biết đến với khả năng đáng kinh ngạc trong việc tạo ra những đường nét uyển chuyển và mang lại cảm xúc cho các tác phẩm mình tạo ra. Qua bàn tay tài hoa của mình, ông đã biến những khối đá cẩm thạch trở nên mềm mại như da thịt con người.

5. Auguste Rodin (1840 - 1917)

Tác phẩm “The Thinker” bởi Rodin. Ảnh: Stock Photos từ Sean Neal/Shutterstock

Nhà điêu khắc người Pháp Auguste Rodin được xem là người đầu tiên đưa điêu khắc vào thời kỳ hiện đại. Được đào tạo bài bản, ông được cả thế giới chú ý sau khi các tác phẩm của mình được trưng bày tại World’s Fair. Rodin liên tục là một trong những nghệ sĩ nổi tiếng nhất trên thế giới với tác phẩm “The thinker”. Rodin được biết đến với khả năng từ bỏ chủ nghĩa hiện thực và thiết kế theo hướng sử dụng kết cấu, chi tiết bề mặt, ánh sáng và bóng tối để truyền tải cảm xúc. Sự tập trung của ông vào cảm xúc và đau khổ bên trong là một bước ngoặt trong lịch sử nghệ thuật và đóng vai trò như một dấu ấn của Chủ nghĩa hiện đại.

6. Constantin Brancusi (1876 - 1957)

Tác phẩm“Endless Column” bởi Brancusi. Ảnh: Stock Photos from Radu Bercan/Shutterstock

Một trong những nhà điêu khắc có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, Constantin Brancusi - người tiên phong của Chủ nghĩa hiện đại. Nghệ sĩ Rumani chịu ảnh hưởng rất lớn từ các truyền thống dân gian, mặc dù ông cũng luôn tìm kiếm nguồn cảm hứng từ các nền văn hóa châu Âu. Các tác phẩm điêu khắc của ông được biết đến với các đường nét hình học mạnh mẽ, bằng chứng là loạt tác phẩm Bird in Space nổi tiếng của mình. 

Brancusi cũng là bậc thầy trong việc tạo ra các điêu khắc ngoài trời.“Endless Column” là một trong ba tác phẩm mà ông đã tạo ra để tưởng nhớ các anh hùng Rumani trong Thế chiến I. Các hình dạng xếp chồng lên nhau có một nửa hình thoi ở đỉnh, có ý nghĩa tượng trưng cho sự vô tận.

7. Alberto Giacometti (1901 - 1966)

Nhà điêu khắc người Thụy Sĩ, Alberto Giacometti, có lẽ được biết đến nhiều nhất với những tác phẩm với vóc dáng thon dài. Kết cấu thô của chúng khiến người xem thấy được sự tài hoa của nhà điêu khắc, ông cũng là một họa sĩ và nhà in. Trong thời gian sáu năm, bắt đầu từ năm 1938, Giacometti tập trung vào các tác phẩm điêu khắc quy mô nhỏ, với mỗi tác phẩm có chiều cao không quá 2,75 inch. Tác phẩm của Giacometti thường được mô tả về chủ nghĩa hiện sinh và tình trạng con người. Nhiều học giả cho rằng những nhân vật thon dài của ông liên quan đến sự thiếu chiều sâu trong cuộc sống thế kỷ 20.

8. Henry Moore (1898 - 1986)

Tác phẩm “Reclining Figure” bởi Henry Moore. Ảnh: Stock Photos từ Ron Ellis/Shutterstock

Được biết đến với các tác phẩm điêu khắc công cộng bán trừu tượng, nghệ sĩ người Anh Henry Moore là nghệ sĩ xuất sắc sau Thế chiến II ở cả nước Anh lẫn nước ngoài. Tác phẩm của ông thường mô tả các nhân vật nằm nghiêng với chủ đề về Mẹ và Con. Các bức tượng của Moore thường được chia thành nhiều phần, bên cạnh đó các đường phân chia khiến người xem nhìn thấy hình ảnh dưới dạng trừu tượng. 

Người hâm mộ các tác phẩm của ông ấy có thể đến thăm khu đất rộng 60 mẫu tại Perry Green, Hertfordshire. Hiện chúng đang thuộc sở hữu của Quỹ Henry Moore, đây cũng là nơi có bộ sưu tập lớn nhất của ông.

9. Sol LeWitt (1928 - 2007)

Tác phẩm “Tower” bởi Sol Lewitt. Ảnh: Wikipedia

Là người tiên phong của cả Chủ nghĩa tối giản và Chủ nghĩa khái niệm, Sol LeWitt đã trở thành tên tuổi sáng giá vào cuối những năm 1960. Nghệ sĩ người Mỹ yêu thích cấu trúc của người Viking trên các tác phẩm điêu khắc. Ông cũng rất quan tâm đến các cấu trúc mô đun hình khối, với phần lớn tác phẩm của ông được thực hiện bằng các khối than xếp chồng lên nhau. Sau này, ông bắt đầu kết hợp hình dạng đường cong với các màu sắc bão hòa - một sự kết hợp mới hoàn toàn từ sản phẩm trước đó của ông. Một nghệ sĩ đa tài, LeWitt cũng được biết đến qua các bản vẽ tường, gouaches và dự án kiến ​​trúc của mình.

10. Louise Bourgeois (1911 - 2010)

Tác phẩm”Maman” bởi Louise Bourgeois. Ảnh: Stock Photos từ tichr/Shutterstock)

Nổi tiếng nhất với các tác phẩm nghệ thuật công cộng và sắp đặt, nhà điêu khắc người Mỹ gốc Pháp Louise Bourgeois đã vươn lên tầm cỡ quốc tế vào năm 1982, sau khi Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại tổ chức triễn lãm các tác phẩm đầu tiên của bà. Ở thời điểm đó, bà đã ở độ tuổi 70 và có một sự nghiệp thành công. Từ những trải nghiệm cuộc sống của chính mình, các tác phẩm điêu khắc của bà thường khai thác chủ đề về gia đình, tình dục và cái chết. Vào những năm 1990, Bourgeois bắt đầu sử dụng con nhện như một biểu tượng cho nghệ thuật của mình. “Maman” làm một phiên bản bằng đồng và đứng ở độ cao hơn 30 feet. Tác phẩm là hình tượng người mẹ của nhà điêu khắc, người đã qua đời khi bà còn nhỏ, nói lên sức mạnh và sự bảo vệ của bà đối với gia đình.

Biên tập: Thao Lee - iDesign

Tác giả: Jessica Stewart

POLYART - TRAINING ART DESIGN

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.