Hôm nay, Thứ Sáu ngày 22 tháng 11 năm 2024
Thứ Hai, 22/04/2019 - 14:19:35
(1155 lượt xem)
10 “Tuyệt Kỹ” Mà Designer Cần Nắm Để Chinh Chiến (Phần 1)

Trong thi đi công ngh luôn đi mi tng ngày, các nhà thiết kế cn n lc phát trin bn thân cũng như k năng chuyên môn đ không tr thànhnn nhân” ca dòng chy đào thi.

“Là nhà thiết kế, bạn luôn cần phải đổi mới bản thân, thế nên cuộc cách mạng trong cách sống và làm việc là điều cần thiết” - Bill Strohacker, giám đốc Trường thiết kế Strohacker chia sẻ. “Việc đổi mới vô cùng quan trọng để các nhà thiết kế ngày càng trở nên chuyên nghiệp. Thiết kế đang phát triển và chúng ta cần thích nghi với trải nghiệm kỹ thuật số cùng những lĩnh vực liên quan.”

Ben Christie, đối tác sáng tạo tại Magpie cũng đồng ý với quan điểm trên. “Một nhà thiết kế đồ họa sẽ thực sự thành công khi họ phát triển và thích nghi với môi trường luôn thay đổi“. ông nói. “Vậy nên, bạn phải luôn tìm kiếm và học hỏi càng nhiều càng tốt.”

Tất cả chúng ta đều hiểu rõ vấn đề trên, thế nhưng, những kỹ năng nào sẽ thật sự giúp ta phát triển sự nghiệp? Cùng tham khảo 10 “tuyệt kỹ” dưới đây để có thể định hướng kế hoạch phát triển bản thân trong tương lai nhé!

1. Typography kỹ thuật số

Nếu bạn đang làm việc như một nhà thiết kế đồ họa, bạn sẽ biết các nguyên tắc cơ bản của typography; nếu không, hãy bắt đầu bằng việc bồi dưỡng kiến thức với thuật ngữ và các quy tắc typography mà mọi nhà thiết kế phải biết.

Nhưng khi thiết kế đồ họa chuyển từ in ấn sang online, nhu cầu hiểu rõ các nguyên tắc của typography kỹ thuật số (trái ngược với in ấn) là vô cùng quan trọng, và đây không chỉ đơn giản là việc hoán đổi các pixel.

“Mặc dù các kỹ năng đồ họa truyền thống có thể áp dụng cho đồ họa online, thế nhưng vẫn tồn tại rất nhiều khác biệt trong thiết kế kỹ thuật số“, Alexandra Lofthouse - nhà thiết kế UX cao cấp tại Fifteen chia sẻ. “Chúng bao gồm các quy chuẩn, kích thước font chữ, tài nguyên, khả năng truy cập, vâng vâng… đó là còn chưa kể đến các công nghệ mới như font chữ tùy biến và đáp ứng.”

 

 

“Có rất nhiều trang blog hướng dẫn thiết kế typography cho website và ứng dụng. Nếu muốn tiếp cận sâu hơn, hãy đăng ký một khóa học ngắn hạn nào đó. Skillshare và LinkedIn Learning (trước đây là Lynda.com) là hai nhà cung cấp khóa học thiết kế đồ họa hợp tác cùng các chuyên gia”, theo Jack Statham, nhà thiết kế tại Ragged Edge.

 

2. Kỹ năng phần mềm

Hiện nay, có nhiều sinh viên dù đã tốt nghiệp nhưng vẫn không có những kỹ năng phần mềm cơ bản, và thực tế là bạn sẽ khó có khả năng nhận được một công việc thiết kế khi không có kỹ năng về Photoshop, Illustrator hay InDesign… Thế nên, hãy lên kế hoạch học các phần mềm khác nhau tùy thuộc vào định hướng chuyên môn của mình.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những trang web tuyển dụng như Design Jobs Board. Hầu hết các công việc trên trang web đều yêu cầu “bắt buộc” sử dụng các công cụ phần mềm và một số công cụ “ưu tiên”, hãy trau dồi vốn kiến thức cũng như kỹ năng bản thân để có thể đáp ứng yêu cầu công việc nhé!


Quan trọng hơn cả, tập trung vào các kỹ năng phần mềm sẽ giúp bạn nhanh chóng phát triển trong lĩnh vực mà bạn đam mê. Chẳng hạn, bạn có thể tập dùng Blender để phát triển kỹ năng dựng hình 3D; After Effects để xây dựng đồ họa chuyển động và hoạt hình, hoặc WordPress như một cách khám phá về thiết kế web.

“Phần mềm, kênh thông tin và người dùng cuối sẽ liên tục thay đổi mà không có gì tồn tại quá lâu,” Mick Dean - giám đốc sáng tạo và giảng viên tại Đại học Edinburgh Napier nhấn mạnh. “Vì vậy, điều quan trọng là phải biết điểm mạnh của chính mình.”

“Bạn không thể biết tất cả mọi thứ. 

Nhưng khi bạn nhận ra nhu cầu thị trường và ưu điểm của bản thân, bạn sẽ trở thành một nhà thiết kế tốt.”

 

3. Chỉnh sửa hình ảnh

Ở thời đại mà Instagram và Snapchat lên ngôi, việc chỉnh sửa hình ảnh đang trở thành một phần quan trọng của công việc thiết kế đồ họa ở mọi cấp độ và chủ yếu được thực hiện bằng Adobe Photoshop + Adobe Lightroom.

Cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng này là bắt tay vào thực hiện. “Kể từ khi bắt đầu làm việc tại PWAR Creative, các kỹ năng chỉnh sửa ảnh của tôi đã được cải thiện một cách rõ rệt“, nhà thiết kế đồ họa Kara Clifford nói. “Cá nhân tôi nghĩ áp lực làm việc cho khách hàng và làm việc cùng các nhà thiết kế tài năng khác đã dạy tôi nhiều hơn về chỉnh sửa hình ảnh so với bất kỳ khóa học nào trước đây.”


Nhưng nếu công việc hiện tại của bạn không liên quan đến chỉnh sửa hình ảnh, bạn cũng nên dành chút thời gian để xây dựng kỹ năng này.

“Đối với tôi, kiến thức là vô tận“, Sarah Gray, một nhà thiết kế tự do tại Dublin nói. “Tôi đã học được từ nhiều nguồn khác nhau: trường học, dự án cho trường đại học, YouTube, dự án tự do, thực tập. Tuy nhiên, Photoshop rất đa dạng về mặt chức năng, tôi cảm thấy vẫn còn rất nhiều điều phải học.”

Bạn cũng có thể tăng cường kỹ năng chỉnh sửa hình ảnh của mình bằng cách tham gia một khóa học, làm theo hướng dẫn Photoshop hoặc tham gia một dự án phụ.

 

4. Photography

Cũng như việc chỉnh sửa hình ảnh, khả năng chụp ảnh là một điều cực kỳ hữu ích cho các nhà thiết kế. Là một freelancer, chụp ảnh sẽ giúp bạn giảm bớt sự phụ thuộc vào hình ảnh có sẵn và tăng thêm giá trị cho khách hàng. Và nếu bạn đang làm việc trong một studio cùng các nhiếp ảnh gia khác, kiến ​​thức cá nhân về ngành học có thể giúp bạn giao tiếp với họ tốt hơn và có được những bức ảnh như ý muốn.

“Dù chỉ là sáo ngữ, nhưng thực sự một bức tranh sẽ nói lên hàng ngàn từ“, Jacob Cass nói. “Và vì lý do này, tôi sử dụng nhiếp ảnh trong phần lớn các dự án của mình, đặc biệt là thiết kế web. Một ví dụ điển hình là Brooklyn Bowl, chúng tôi thể hiện hình ảnh các nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu, nội thất và cả ẩm thực.”


Có vô số cách để trau dồi và cải thiện kỹ năng chụp ảnh. “Tôi sở hữu rất nhiều sách của các nhiếp ảnh gia và đã đọc qua rất nhiều bài viết, tôi thường trải nghiệm chúng và tìm ra lỗi sai“, Mark Dearman, giám đốc sáng tạo tại Bristol chia sẻ. “Chụp ảnh, phân tích chúng và tìm ra những gì cần làm để chúng trông đẹp hơn. Tôi đã học được rất nhiều từ những sai lầm của chính mình. Không có phương pháp rèn luyện nào tốt hơn việc chụp thật nhiều ảnh. Câu trích dẫn yêu thích của tôi là: ‘10,000 bức ảnh đầu tiên là sản phẩm tệ nhất của bạn’.”

Nhà thiết kế đồ họa và nhiếp ảnh gia Matthew Holland cũng khuyên rằng: “Hãy lấy một chiếc máy ảnh DSLR và khám phá tất cả thông số cài đặt thủ công. Nếu quá dựa dẫm vào cài đặt tự động, chẳng khác gì bạn đang dùng điện thoại thông minh để chụp hình. Tác phẩm ra sao sẽ tùy thuộc vào quyết định của bạn. Nó như việc xếp wireframe và nhấp vào nút ‘thiết kế’ để quyết định bảng màu, kiểu chữ, hình ảnh, v.v. Chỉ khi bạn bắt đầu hiểu về sức mạnh của khẩu độ, tốc độ màn trập, ISO và cân bằng trắng, bạn mới có thể bắt đầu đưa ra quyết định nghệ thuật sáng suốt.”

Anh ấy cũng khuyên bạn “Hãy chụp ở định dạng RAW chứ không phải jpg, vì sau đó bạn có thể tự chỉnh sửa thêm. Nếu bạn chụp jpg, chiếc máy ảnh sẽ thay bạn đưa ra quyết định hình ảnh cuối trông như thế nào.”

“RAW cho phép bạn thử nghiệm độ phơi sáng, độ tương phản, độ bão hòa, Levels, Curves, White Balance và hàng tá cài đặt khác. Một số người cho rằng điều này khiến bạn chủ quan khi bạn có thể ‘chỉnh sửa’ ảnh sau khi chụp, nhưng điều đó chỉ dành cho ai đã có kinh nghiệm điều chỉnh hình ảnh ở phòng tối trong nhiều năm.“

 

5. Thiết kế UX

Ngành công nghiệp thiết kế ngày càng quan tâm đến kỹ thuật số và thiết kế trải nghiệm người dùng (UX). “Các nhà tuyển dụng có nhu cầu cao trong việc thiết kế một phần các sản phẩm mà mọi người tương tác“,chuyên gia Strohacker nói. “Dữ liệu đã trở thành trung tâm của nhiều sản phẩm, điều này tạo điều kiện cho những người có kỹ năng thiết kế giao diện người dùng, và giúp những sản phẩm dễ dàng hơn cho người sử dụng.”

 

Vậy chính xác thì UX là gì? “Vai trò của nhà thiết kế UX là tận dụng mọi cơ hội để nâng cao sự thích thú của người khác đối với một sản phẩm cuối cùng, không chỉ về mặt trực quan mà còn về nhận thức, loại bỏ những trở ngại và đơn giản hóa mọi trải nghiệm“ Alec East, người sáng lập Narrative Industries.

 

Ứng dụng AR Car Mechanic thiết kế bởi Maciej Dyjak cho Netguru

Thiết kế UX không phải là thiết kế đồ họa hay thiết kế web; đó là một ngành đi sâu hơn và phù hợp hơn với hành vi của con người. Bạn không nhất thiết phải từ bỏ công việc hiện tại để trở thành một nhà thiết kế UX, nhưng việc trau dồi kiến thức là điều bạn nên làm.

“Tôi tin rằng các nhà thiết kế đồ họa nên nhắm đến kỹ năng ‘hình chữ T’ về độ rộng và sâu đối với kiến ​​thức. Nhà tuyển dụng thường đánh giá cao những người có chuyên môn về những ngành khác mà họ có ưu thế“, Lee Carroll - nhà thiết kế tương tác cấp cao tại Seymourpowell. Vì vậy, các nhà thiết kế đồ họa nên học cách dùng ngôn ngữ của các nhà thiết kế UX để truyền đạt quan điểm với họ tốt hơn chứ không phải để thay thế họ.

Bạn có thể bắt đầu bằng cách tìm hiểu một số quy tắc cơ bản của thiết kế UX và xem một số bài nói chuyệnTED về thiết kế UX.

Biên tập: Thao Lee 

Tác giả: Tom May 

Nguồn: creativebloq

POLYART - TRAINING ART DESIGN

|
|
Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.