Gặp lại các họa sĩ 3D tại Công ty GlassEgg.

Những năm gần đầy, ngành công nghiệp sản xuất game 3D có sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam, đặc biệt là sự nở rộ của các công ty “outsource” chuyên gia công phần mềm (chủ yếu là model) cho các công ty game nước ngoài. Các công ty này phần lớn tập trung ở Hà Nội và TP.HCM chuyên phát triển game online, mobile 3D game hay game mạng xã hội. Chỉ riêng tại TP.HCM đã có hàng chục công ty lớn như GlassEgg, Emobi Games, Digital World, Sáng Tạo Interactive… Dạo quanh khu vực quận 3, Bình Thạnh, Gò Vấp… vào buổi tối, hàng trăm quán cà phê 3D mọc lên như nấm với nhiều phong cách lạ mắt, như: Corner, Cacophony, 3D Coffee… Đồng thời, sự xuất hiện của các studio 3D cùng các diễn đàn 3D đã làm cho 3D trở thành trào lưu đối với những người yêu thích game tại Việt Nam. Võ Khôi Long (cựu sinh viên Polygon, hiện là Artist của công ty GlassEgg) cho biết: “Khi 3D có mặt trên thế giới thì chỉ 1-2 tháng sau đã xuất hiện tại Việt Nam”.

 Thiết kế của Võ Khôi Long

 Thiết kế của anh Võ Khôi Long, cựu sinh viên Polygon khóa 1

1. Cơ hội mới cho các bạn trẻ.

Ngành công nghiệp sản xuất 3D game được đánh giá là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai, cơ hội kiếm việc làm cao đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ mê game. Đó cũng là lý do mà nghề họa sĩ thiết kế game 3D trở nên hot hơn bao giờ hết. Bà Trần Thu Huyền (Giám đốc nhân sự công ty GlassEgg) cho biết: “Cùng với sự tăng trưởng khả quan của lĩnh vực internet và truyền thông đã mở ra nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất game. Việt Nam đang là đích nhắm của các nhà đầu tư khi thị trường nhân lực tương đối trẻ và đầy tiềm năng”.

Bên cạnh đó, môi trường làm việc tại các công ty game rất năng động, chuyên nghiệp, nhân viên phát triển game (game designer, Animator hay Programmer) được nâng cao trình độ rất nhanh, có cơ hội học hỏi phương pháp làm game mới của nước ngoài. Theo khảo sát hơn 20 cựu sinh viên Polygon từ khóa 1 đến khóa 3 đang làm việc tại các công ty game ở TP.HCM cho thấy, đến hơn 90% hài lòng với môi trường làm việc, cơ hội trong nghề và chương trình đào tạo tại Trung tâm. Sinh viên theo học lớp 3D game tại Polygon hầu như không sợ không xin được việc làm. Bằng chứng là GlassEgg đã nhận bao toàn bộ đầu ra cho sinh viên Polygon với hơn 90% sinh viên ra trường đầu quân cho công ty này. Anh Vũ Trường (cựu sinh viên 3D game khóa 2) cho biết: “Trong thời gian theo học tại Polygon, tôi đã tích lũy đủ các kiến thức cần thiết để hoàn thành một sản phẩm, từ việc model cho đến vẽ texture, unwap... Những kiến thức này giúp tôi có thể bắt tay ngay vào quá trình sản xuất và không ngỡ ngàng trước công việc”. Chính vì được trang bị vốn kiến thức đa dạng và tương đối đầy đủ mà sau khi ra trường các cựu sinh viên này thăng tiến rất nhanh trong nghề. Nhiều người đã giữ những vị trí quan trọng trong công ty như Art Director… với mức lương lên tới hàng chục triệu đồng.

 Công ty game GlassEgg

 Toàn cảnh phòng làm việc của các họa sĩ 3D game tại công ty GlassEgg
(Công ty nước ngoài chuyên về game tại Tp.HCM).

Theo thống kê sơ bộ của bà Trần Thu Huyền (Giám đốc nhân sự công ty GlassEgg), đối với nhân viên mới vào nghề có thể bắt đầu bằng mức lương 4-5 triệu đồng/tháng, những họa sĩ từ 2 năm kinh nghiệm trở lên có mức thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/tháng. Ở các công ty phát triển game mobile, một lập trình viên có kinh nghiệm từ 2-3 năm trở lên có thể nhận lương từ 9 đến 13 triệu/tháng. “Tuy rằng mặt bằng lương hiện nay của nhân viên trong ngành game chưa cao bằng một số ngành khác nhưng nghề này vẫn là điểm thu hút và đích ngắm của nhiều bạn trẻ vì đây là nghề luôn được tiếp cận với công nghệ mới” – Bà Thu Huyền cho biết thêm.

Họa sĩ 3D game đang làm việc 

 Các họa sĩ 3D game đang miệt mài làm việc. Ảnh chụp tại công ty GlassEgg.

Có dịp tiếp xúc với các cựu sinh viên 3D game của Polygon mới thấy sự nhiệt huyết và đam mê với nghề như một ngọn đuốc sáng luôn bùng cháy không bao giờ tắt. Họ say sưa kể chuyện nghề, chia sẻ những kỷ niệm buồn vui trong suốt thời gian “vì đam mê nên trót vận vào mình” như một lời “than” dí dỏm của Trúc Phương (lớp 3D game khóa 3). Theo Nguyễn Ngọc Thịnh (khóa 2, đang làm việc tại GlassEgg), yếu tố chính của một họa sĩ 3D game chuyên nghiệp gồm có sự đam mê; có kiến thức về mỹ thuật và các kỹ năng sử dụng phần mềm. Bên cạnh đó, game là lĩnh vực mà công nghệ luôn thay đổi, đòi hỏi người họa sĩ phải theo kịp và thích nghi với nó.

Với những yếu tố “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” đó mà ngành game 3D trong nước hứa hẹn sẽ có những bước đột phá mới trong tương lai không xa.

 Thiết kế của Trúc Phương

 Thiết kế của Trúc Phương (khóa 2)

2. Việt Nam: Nguồn nhân lực dồi dào nhưng vẫn khan hiếm họa sĩ game 3D:

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực game hiện nay đang phát triển khá tốt khi có nhiều trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành phục vụ cho công nghiệp số nói chung và cho ngành game nói riêng. Các doanh nghiệp cũng tham gia vào đạo tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tất cả sự nỗ lực đó vẫn chưa cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp. Lý giải điều này, bà Trần Thu Huyền cho biết: “Do sự xáo trộn nhân sự giữa các doanh nghiệp vẫn xảy ra với số lượng tương đối cao hàng năm. Hơn nữa, tình hình kinh tế toàn cầu mà ngành giải trí game của thế giới đang phải đối mặt với việc cắt giảm nguồn nhân lực để giảm giá thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nên họ sẽ đầu tư nhiều vào các nhân lực thuê ngoài (oursourcing) tại các nước có chi phí rẻ hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Do vậy, đã đẩy thị trường nhân lực trong lĩnh vực này ở nước ta luôn trở nên khan hiếm”.

Nguồn nhân lực trong lĩnh vực game hiện nay đang phát triển khá tốt khi có nhiều trường, cơ sở đào tạo chuyên ngành phục vụ cho công nghiệp số nói chung và cho ngành game nói riêng. Các doanh nghiệp cũng tham gia vào đạo tạo nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh của mình. Tuy nhiên, tất cả sự nỗ lực đó vẫn chưa cung cấp đủ nhân lực cho các doanh nghiệp. Lý giải điều này, bà Trần Thu Huyền cho biết: “Do sự xáo trộn nhân sự giữa các doanh nghiệp vẫn xảy ra với số lượng tương đối cao hàng năm. Hơn nữa, tình hình kinh tế toàn cầu mà ngành giải trí game của thế giới đang phải đối mặt với việc cắt giảm nguồn nhân lực để giảm giá thành sản phẩm cạnh tranh trên thị trường, nên họ sẽ đầu tư nhiều vào các nhân lực thuê ngoài (oursourcing) tại các nước có chi phí rẻ hơn như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Do vậy, đã đẩy thị trường nhân lực trong lĩnh vực này ở nước ta luôn trở nên khan hiếm”.
 Tổ chức game Nhật Bản sang thăm Polygon

 Tổ chức sản xuất game Nhật Bản sang tham quan Polygon. Ảnh chụp tại Polygon.

Bên cạnh đó, ở Việt Nam vẫn còn thiếu các trung tâm đào tạo có uy tín. Theo anh Nguyễn Ngọc Thịnh (khóa 2), nguồn nhân lực để phục vụ cho ngành sản xuất game 3D trong nước đang trong tình trạng “chữa cháy” vì có rất ít các trung tâm đào tạo chuyên về game. Để được hơn 90% sinh viên đánh giá là hài lòng với môi trường và chương trình đào tạo như Polygon không nhiều. Trong khi Polygon có thể giải quyết đầu ra cho sinh viên ngay khi họ vừa bước chân vào học tại Trung tâm. Anh Nguyễn Ngọc Thịnh chia sẻ thêm: “Kiến thức được học không bao giờ đủ với thực tế, nhưng khi bạn được đào tạo chuyên nghiệp như Polygon, bạn sẽ có đủ tự tin để bước vào lĩnh vực này. Tôi rất cảm ơn Polygon vì đã giúp tôi đạt được mong muốn của mình.”

Với một thị trường đầy tiềm năng và nguồn nhân lực dồi dào như Việt Nam, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất game 3D trong nước không còn là một điều xa lạ. Tuy vẫn còn thiếu họa sĩ 3D game nhưng với ưu thế của một đất nước có lực lượng lao động trẻ, tiếp cận và nắm bắt nhanh các công nghệ mới thì “dấu chấm hỏi” nguồn nhân lực không còn là vấn đề nan giải nữa. Điều đó cũng đồng nghĩa, cơ hội cho các bạn trẻ yêu thích game là rất lớn.

Huệ Nam