Hôm nay, Thứ Sáu ngày 19 tháng 4 năm 2024
Thứ Sáu, 08/07/2016 - 23:47:15
(1439 lượt xem)
6 lời khuyên để nhà thiết kế luôn khoẻ mạnh

Rời xa ngòi bút một chút và bạn sẽ nhận ra rằng: Là một nhà thiết kế có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Công việc bạn yêu thích lại có thể làm thiệt hại nghiêm trọng đến cả thể chất và trí não của bạn. Hãy đảm bảo cho bạn có một sự nghiệp dài lâu, vui vẻ và khỏe mạnh với những chỉ dẫn chuyên nghiệp của chúng tôi.

 

Hẳn là một vài người trong số các bạn đã biết điều này. Chúng tôi đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để tìm hiểu xem người đọc cảm thấy công việc đã ảnh hưởng đến sức khỏe của họ như thế nào. Dưới đây là những gì chúng tôi khai thác được.

 

Kết quả cho thấy rằng 15% phản hồi những vấn đề về lưng, 15% bị chứng đau đầu và đau nửa đầu, 13% có vấn đề về mắt và 11% gặp những chấn thương lặp đi lặp lại như hội chứng ống cổ tay; 6% bảo rằng họ bị béo phì và 5% gặp rắc rối với hệ thống lưu thông tuần hoàn. Cũng có những vấn đề nghiêm trọng hơn, với 17% báo cáo những vấn đề về tâm lý như căng thẳng và trầm cảm, 12% về giấc ngủ và 7% về các mối quan hệ.

 

Vậy thì điều gì đang diễn ra? Và quan trọng hơn, chúng ta có thể làm gì để cải thiện nó? Tiến sĩ Gail Kinman là một chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý sức khỏe nghề nghiệp và là Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Tâm lý học ứng dụng tại Đại học Bedfordshire; bà đã đang nghiên cứu về tác động của công việc lên sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta.

 

 

Quá đam mê

 

Như bà Kinman đã giải thích, những người sáng tạo có nguy cơ đối mặt với những điều kiện nhất định bởi vì họ thích những gì họ làm. “Nó hoàn toàn thuộc về yếu tố tích cực trong công việc”. “Những người làm loại công việc này thực sự say mê nó.” 

 

Tiến sĩ Kinman cũng chỉ ra rằng, theo kinh nghiệm sáng tạo thì: “Khi bạn hoàn toàn và hoàn toàn tuyệt đối bị cuốn vào những gì bạn đang làm, khi những yêu cầu về việc bạn đang làm dường như hơi vượt quá khả năng của bạn” thì nó sẽ cho bạn cảm giác rất tốt, nhưng lại có thể gây hại cho sức khỏe của bạn.

 

“Bạn sẽ không nhận thức được thời gian trôi qua, bạn cũng không nhận thấy mình đang đói cồn cào, hay đang ngồi trong một tư thế không thoải mái.” Nếu bạn ngồi không đúng tư thế và không thoải mái trong thời gian dài, những cơn đau lưng và chấn thương căng thẳng lặp đi lặp lại có khả năng sẽ ghé thăm sớm hơn bạn tưởng đấy.

 

Dưới đây là những lời khuyên hữu ích để ngăn chặn chúng... 

 

01. Lưu ý khi làm việc

 

Bạn có thể tránh khỏi nhiều chấn thương chỉ với một chút sự lưu ý thôi - một chiếc ghế tốt, thoải mái và một chiếc bàn làm việc được sắp đặt khoa học và tiện lợi, nguồn sáng tốt, một con chuột phù hợp và một tư thế ngồi giữ bạn ngồi thẳng với cánh tay và chân ở một góc chuẩn - nhưng một trong những mối hiểm họa chính đối với các nhà thiết kế là việc thiếu luyện tập thể dục.

 

Nếu bạn làm việc riêng lẻ hoặc là một phần của một nhóm tương đối nhỏ, kết hợp với một lịch deadline chặt chẽ trong thời gian dài có thể gây khó khăn cho việc tìm ra thời gian hay động lực để ăn uống điều độ và tập thể dục thường xuyên - và điều này có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là nếu bạn về nhà và thư giãn trước màn hình thay vì làm điều gì đó để luyện tập cơ thể.

 

Hậu quả dài hạn của chế độ ăn uống nghèo nàn và thiếu luyện tập thể dục thể thao bao gồm béo phì, tiểu đường loại II, các vấn đề lưu thông, lưng và cổ, bệnh tim, và tăng nguy cơ của một số bệnh ung thư.

 

 

02. Tập thể dục trong khi làm việc

 

Một vài nhà thiết kế đã quyết định rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề là tập thể dục trong khi làm việc, hoặc ít nhất cũng phải từ bỏ chiếc ghế và công việc để đứng lên một chút.

 

Những người ủng hộ chiếc bàn đứng và bàn máy chạy bộ - những thứ được thiết kế chính xác như tên gọi của chúng, những chiếc bàn được gắn với loại máy chạy bộ mà bạn thường thấy trong phòng tập gym - nói rằng chúng giúp đốt cháy calo và giúp bạn sống lâu hơn. Nhưng cũng có những ý kiến không đồng tình cho rằng nếu đứng cả ngày như vậy có thể gây ra bệnh về động mạch và tĩnh mạch, và nếu tư thế đứng của bạn không hoàn hảo, có thể góp phần tăng thêm vấn đề về lưng và những chấn thương căng thăng lặp đi lặp lại.

 

 

03. Dành thời gian tản bộ

 

Bạn tốt hơn hết là thường xuyên đi bộ - đặc biệt là nếu chúng liên quan đến cuộc gặp mặt với mọi người. “Tôi sẽ khuyên bạn rằng hãy thực hiện một vài hoạt động thể chất khác với khi bạn đang làm việc, nhất là khi nơi làm việc của bạn cũng là nơi bạn nghỉ ngơi,” Tiến sĩ Kinman gợi ý.

 

Khi mà câu nói sáo rỗng “Thiên tài hầu như đều điên rồ” giờ đây đã bị vạch trần toàn bộ, bản chất của công việc sáng tạo không phải lúc nào cũng tốt cho sức khỏe tâm thần của bạn. Những deadline sát nút, những yêu cầu khắt khe, những hiểm họa trong công việc hay những căng thẳng và áp lực để được trả công có thể khiến cho cuộc sống trở nên khốn khổ. Nó đặc biệt rõ ràng nếu bạn làm việc ở nhà hoặc từ xa, nơi mà bạn không có sự tương tác với các đồng nghiệp trong văn phòng.

 

“Một điển hình của công việc căng thẳng đó là dựa trên nhu cầu cao, kiểm soát thấp và cách ly xã hội,” Tiến sĩ Kinman chia sẻ. Cùng với đó, những yếu tố này liên quan đến những chứng bệnh nghiêm trọng bao gồm bệnh tim mạch vành và bệnh trầm cảm, nhưng bạn không cần phải thay đổi cả ba để làm cho công việc của bạn bớt căng thẳng.

 

Chỉ khi kết hợp cả 3 yếu tố thì nó mới gây tổn hại cho bạn, vậy nên bạn có thể đặt yếu tố deadline lên hàng đầu chẳng hạn, làm càng nhiều càng tốt, và chịu sự thiếu vắng bạn bè và người thân trong một thời gian.

 

 

04. Sự hỗ trợ xã hội rất quan trọng

“Sự hỗ trợ của xã hội là một trong những yếu tố quan trọng nhất,” Tiến sĩ Kinman nói. “Những gì chúng ta phải làm là hoàn thiện bản thân, và sự hỗ trợ của cộng đồng là một phần quan trọng trong đó.”

 

Sự hỗ trợ có thể là lắng nghe tâm tư của bạn, hay giúp bạn quên đi vài điều phiền muộn, hay sự giúp đỡ thực tế. Tất cả điều đó đều có thể giúp ích.

 

Bạn có thể nhận sự hỗ trợ tương tự từ những phương tiện truyền thông xã hội chứ? Tiến sĩ Kinman không bị thuyết phục. “Sự hỗ trợ từ cộng đồng cho những người làm sáng tạo có thể kỳ lạ một chút,” bà bật cười trong khi nói. “Bạn muốn người khác khi bạn cần họ, nhưng bạn lại muốn họ quay về chỗ của họ ngay khi họ bắt đầu can thiệp vào công việc của bạn. Phương tiện truyền thông rất tốt trong trường hợp này, bởi vì bạn có thể thực hiện điều đó trong tầm quản lý của mình. Nhưng dĩ nhiên bạn sẽ không có được sự tương tác xã hội sâu như bạn cần.”

 

 

05. Biết rõ bản thân

 

Như Kinman đã chỉ ra, có một điểm khác biệt giữa căng thẳng nghiêm trọng và trầm cảm và có một vài ngày tồi tệ hay cảm thấy quá tải bởi một khách hàng như trồi lên từ địa ngục. “Điều hoàn toàn phụ thuộc vào việc bạn biết rõ cơ thể và trí óc của mình, và lắng nghe những biểu hiện của bản thân.” “Trầm cảm và tiền-trầm cảm có thể có ảnh hưởng một cách lặng lẽ. Đó là sự mặc cảm, thiếu hứng thú trong những hoạt động thường ngày, thiếu tập trung. Nó vô tình bó hẹp tầm nhìn của bạn. Thỉnh thoảng, những người gần gũi nhất của bạn còn nhận biết nó tốt hơn là bạn biết chính bạn.”

 

 

06. Hãy lắng nghe Ice Cube

 

Trở thành một nhà thiết kế gần như là một trong những ngành nghề nguy hiểm nhất trên thế giới, nhưng cũng là một ý tưởng tốt để nhìn xem bạn sẽ làm những gì, khi nào bạn làm điều đó và mất bao lâu để hoàn thành nó nhằm chắc chắn rằng sự nghiệp của bạn không gây hại cho trái tim và đầu óc của bạn.

 

Trong lời khuyên của chuyên gia nổi tiếng về an toàn và sức khỏe nơi làm việc Ice Cube, bạn tốt hơn hết là kiểm tra lại bản thân trước khi bạn tự hủy hoại chính mình.

 Designs.vn

Xem tốt nhất với IE 7.0+, FireFox, Safari, Google Chrome, Opera (độ phân giải 1024x768+)
Copyright © 2010 by POLYGON Center. Designed by EGS.